Bạn có thể tự thành lập và điều hành công ty của riêng mình, làm trưởng phòng kinh doanh của các bộ phận, phòng ban trong công ty. Bạn cũng có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng…
Khoa Quản Trị Kinh Doanh được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành lập khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Tài chính.
I. GIỚI THIỆU
1.1. Liên hệ
– Tên đơn vị: Khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Tài chính
– Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, Bắc Từ liêm, Hà Nội
– Điện thoại: (04) 38.386.867 – 514
– Email: khoaqtkd@hvtc.edu.vn
1.2. Quá trình thành lập và phát triển
Khoa Quản Trị Kinh Doanh được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành lập khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Tài chính.
– Năm 2003, khi mới thành lập 2 chuyên ngành đào tạo của khoa là Kinh doanh chứng khoán (nay là Đầu tư tài chính) và Định giá tài sản (nay là Định giá tài sản & Kinh doanh bất động sản). Bốn bộ môn được thành lập mới hoặc chuyển từ đơn vị khác về gồm Thị trường chứng khoán, Kinh tế các ngành sản xuất, Quản trị kinh doanh và Định giá tài sản.
– Năm 2006, Học viện quyết định chuyển cả 2 chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán và Kinh doanh bất động sản sang khoa Ngân hàng – Bảo hiểm và tài chính doanh nghiệp. Hai bộ môn Thị trường chứng khoán và Định giá tài sản cũng chuyển sang các khoa tương ứng.
– Năm 2006 Học viện tài chính mở hai chuyên ngành đào tạo mới là chuyên ngành Marketing và chuyên ngành quản trị doanh nghiệp thuộc khoa Quản tri kinh doanh với quy mô tuyển sinh lúc đó là 120 sinh viên mỗi khóa. Hai bộ môn được chuyển về khoa là Bộ môn Marketing (từ khoa Tài chính quốc tế ) và Bộ môn Quản lý kinh tế (từ khoa Tài chính doanh nghiệp).
Từ 2014 (khóa 52) quy mô đào tạo của khoa tăng lên gấp đôi (240 sinh viên mỗi khóa).
– Năm 2012 Bộ môn Kinh tế phát triển (tiền thân là Bộ Kinh tế các ngành sản xuất) được điều chuyển sang khoa Kinh tế.
Qua nhiều lần xáo trộn, đến nay khoa Quản trị kinh doanh có 3 bộ môn: Marketing, Quản trị kinh doanh và Quản lý kinh tế với tổng số cán bộ, giáo viên là 30 người.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Về giảng dạy:
– Đào tạo đại học: Trực tiếp giảng dạy các môn học do ba bộ môn quản lý cho tất cả các chuyên ngành đào tạo trong Học viện như: Kế toán kiểm toán, Tin học tài chính kế toán, Marketing, Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, những môn học được phân công.
– Đào tạo Sau đại học: Giảng dạy các môn Khoa học quản lý, Marketing, Quản trị kinh doanh, Quản trị học… cho các chuyên ngành khác nhau của Học viện tài chính.
Về nghiên cứu khoa học:
– Trực tiếp xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình, bài giảng gốc, sách chuyên khảo cho hai chuyên ngành: Marketing và Quản trị doanh nghiệp và các giáo trình khác phục vụ cho công tác giảng dạy của cả ba bộ môn.
– Nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực: Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, marketing, hệ thống thông tin, … Các kết quả nghiên cứu khoa học được thể hiện thông qua các bài báo đã được công bố trên các tạp chí kinh tế chuyên ngành; Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho các giảng viên; đó là những tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn phục vụ tốt công tác hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.
Về quản lý sinh viên: Quản lý sinh viên các chuyên ngành Marketing và Quản trị doanh nghiệp theo phân công của Học viện.
1.4. Giới thiệu về Ban Chủ nhiệm khoa
Trưởng khoa: PGS.,TS. Đào Thị Minh Thanh
Phó Trưởng khoa: NGƯT.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
1.5. Giới thiệu về các chuyên ngành giảng dạy của khoa
1.5.1. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp nắm vững những kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; có kỹ năng thực hiện công việc quản trị như: quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị Marketing, quản trị sản xuất và tác nghiệp, quản trị tài chính, tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh, thương mại.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:
– Quản trị sản xuất, quản trị chiến lược, quản trị dự án kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị bán hàng, quản trị cung ứng, các hoạt động quản trị khác tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
– Làm việc ở các bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
– Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
1.5.2. Chuyên ngành Marketing
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Marketing nắm vững những kiến thức chuyên sâu về Marketing; có kỹ năng thực hiện công việc quản trị như: quản trị Marketing, quản trị thương hiệu, nghiên cứu Marketing, quản trị kênh phân phối, quản trị quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng và quản trị bán hàng…trong các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch Marketing. Nắm vững các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp, kế toán, tài chính doanh nghiệp, marketing quốc tế, kiến thức bổ trợ pháp luật về kinh doanh – thương mại.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:
– Lập và triển khai kế hoạch marketing kinh doanh; hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu điều tra marketing; phân tích, lập chương trình marketing; xây dựng, quảng bá thương hiệu; hoạch định hệ thống phân phối và kế hoạch hoạt động logistics của doang nghiệp; xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng ISO.9000, ISO.14000, HACCP của doanh nghiệp.
– Có khả năng đảm nhận các công việc thuộc về Marketing tại các tổ chức và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như: Marketing, Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Quan hệ công chúng (PR), Bán hàng và quản trị bán hàng, Quản trị kênh phân phối, Quản trị quảng cáo, Nghiên cứu Marketing, các hoạt động Marketing khác.
– Làm việc ở các bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
– Có đủ kiến thức và kỹ năng tự thành lập và phát triển doanh nghiệp riêng.
– Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
1.6. Thành tích của đơn vị:
– Giảng dạy: Nghiên cứu và đưa vào giảng dạy 19 môn học mới cho các lớp chuyên ngành Quản tri doanh nghiệp và Marketing
– Nghiên cứu khoa học: chủ trì 03 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 01 đề tài nhánh cấp Nhà nước và hàng chục đề tài cấp Học viện, cấp khoa. Biên soạn trên 20 giáo trình và sách chuyên khảo phục vụ cho hai chuyên ngành đào tạo do khoa quản lý là Marketing và quản trị doanh nghiệp. Các giáo trình về lĩnh vực Quản lý, Kinh tế môi trường và Quản lý hành chính công.
– Đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
II. NHÂN SỰ
2.1. Cơ cấu tổ chức
Khoa Quản trị kinh doanh có 3 bộ môn là: Quản trị kinh doanh, Marketing và Quản lý kinh tế
2.1.1. Bộ môn Quản trị kinh doanh
Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Xuân Điền
Phó trưởng bộ môn:
– TS. Võ Thị Vân Khánh
Lực lượng giảng viên: 11 giảng viên, trong đó 2 tiến sĩ, 9 thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ giảng dạy 07môn học:
1. Quản trị kinh doanh 5. Quản trị sản xuất và tác nghiệp
2. Quản trị học 6. Quản trị chất lượng
3. Quản trị chiến lược 7. Văn hóa doanh nghiệp
4. Quản trị nguồn nhân lực
2.1.2. Bộ môn Marketing
Phó trưởng bộ môn (PT): TS. Nguyễn Sơn Lam
Phó trưởng bộ môn:
– Ths. Nguyễn Quang Tuấn
Lực lượng giảng viên: 9 giảng viên, trong đó 2 tiến sĩ, 7 thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ giảng dạy 12 môn học: Theo phân công của Học viện
1. Marketing căn bản 7. Marketing dịch vụ tài chính
2. Nghiên cứu Marketing 8. Quản trị bán hàng
3. Quản trị thương hiệu 9. Quản trị giá bán
4. Quản trị kênh phân phối 10. English Marketing
5. Quản trị Marketing 11. Tâm lý học quản trị kinh doanh
6. Quản trị quảng cáo 12. Quan hệ công chúng
2.1.3. Bộ môn Quản lý kinh tế
Trưởng Bộ môn: NGƯT.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Phó trưởng bộ môn: Th.S. Đỗ Thị Nâng
Lực lượng giảng viên: 9 giảng viên, trong đó 2 tiến sĩ, 7 thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ giảng dạy 3 môn học:
1. Khoa học quản lý
2. Quản lý hành chính công
3. Kinh tế môi trường.